Giường sắt xếp Con Dơi áp dụng lương 3P như thế nào?

0
1797
Thap Luong 3p
Thap Luong 3p

Lương 3P là gì?

  • P1 (Pay for Position): Trả lương cho vị trí công việc
  • P2 (Pay for Person): Trả lương cho năng lực của người giữ vị trí công việc
  • P3 (Pay for Performance): Trả lương cho kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc

1. Pay for Position (Vị trí công việc)

Pay for position (hay còn gọi là job-based pay) – Trả lương cho vị trí công việc, nghĩa là doanh nghiệp bỏ ra số tiền hàng tháng để trả cho chức danh đó, bất kể người đảm nhận là ai và có năng lực thế nào. Cơ cấu trả lương này được nhiều doanh nghiệp áp dụng toàn phần mà không kết hợp với các yếu tố khác, bởi nó giảm tải được rất nhiều công việc cho bộ phận HR và kế toán. Doanh nghiệp chỉ cần đặt ra một mức lương cho vị trí công việc đó ngay từ lúc đăng tin tuyển dụng, rồi trong quá trình làm việc coi đó là con số cố định.

Pay for Position trong tuyển dụng thường có một khoảng lương nhất định (Ví dụ: 6-8 triệu đồng/tháng). Khi đã có nhân viên mới, con số cụ thể sẽ được xác định dựa trên trình độ giáo dục (trung cấp, đại học, thạc sỹ,…), trình độ chuyên môn (junior, senior,…) và thâm niên trong ngành.

Khảo sát thị trường cũng là một gợi ý hay để đưa ra mức lương phù hợp cho vị trí công việc, tránh tình trạng doanh nghiệp của bạn bị coi là “phá giá” so với mặt bằng chung.

2. Pay for Person (Năng lực cá nhân)

– Năng lực chuyên môn: đây là các kiến thức cần có về chuyên môn nghiệp vụ ứng với từng chức danh công việc cụ thể trong doanh nghiệp.
– Năng lực cốt lõi: là các khả năng tốt nhất cần có ở người phụ trách chức danh này.
– Năng lực theo vai trò: là các khả năng tối thiểu cần có của mỗi vị trí công việc.

Kết hợp với điều kiện cạnh tranh của thị trường chúng ta sẽ có những điều chỉnh phù hợp với năng lực thực tế mà người lao động đã cống hiến. Ngoài ra, cũng cần có những khoản phụ cấp theo lương như: phụ cấp thâm niên công tác, phụ cấp năng lực vượt trội,…

Vì số tiền nhận được phụ thuộc vào thực lực của bản thân nên với cách tính lương này, doanh nghiệp đã tạo cho nhân viên động lực trau dồi bản thân và học hỏi nhiều hơn để có được nền tảng năng lực tốt nhất.

Thap Luong 3p
Thap Luong 3p

3. Pay for Performance (Hiệu quả công việc)

Phương pháp này sẽ được tính dựa trên hiệu quả công việc của người lao động theo quy trình: Giao mục tiêu công việc -> Đánh giá hiệu quả công việc (hoàn thành hay không hoàn thành) -> Thưởng khuyến khích -> Phát triển cá nhân -> Phát triển tổ chức.

Các hình thức trả lương bao gồm:

– Cá nhân: tiền thưởng, hoa hồng chiết khấu, lương theo sản phẩm, tăng lương.
– Tổ chức (nhóm, bộ phận): thưởng thành tích nhóm, bộ phận hay chia sẻ lợi ích đã đạt được.
– Toàn doanh nghiệp: thưởng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu hay chia sẻ lợi nhuận doanh nghiệp.

Giường sắt xếp Con Dơi áp dụng hình thức lương 3P

Công ty Đầu tư BAT Việt Nam áp dụng triệt để mô hình trả lương 3P trong sản xuất giường sắt xếp Con Dơi

Giuong Sat Xep Con Doi
Giường sắt xếp Con Dơi
  • Trả theo vị trí công việc như thợ cơ khí, thợ sơn lương cứng 10 triệu, nhân viên đóng gói 6tr, nhân viên kế toán 8tr.
  • Trả theo năng lực: theo khối lượng hoàn thành sẽ được nhận thêm thưởng sản phẩm như thợ cơ khí làm được 1000 cái giường sắt xếp Con Dơi sẽ được thưởng 20.000đ/ cái. NV đóng gói bao bì được 10.000đ/ cái. Nhân viên kế toán hoàn thành thu công nợ đúng hạn được thưởng 0.5% / doanh số.
  • Trả theo hiệu quả: bộ phận sản xuất làm ra sản phẩm đúng định mức thì được thưởng 5% giá trị vật tư. ví dụ: để sản xuất ra 1000 giường thì cần 20 tấn sắt, hạn mức hao hụt 5%, nếu công nhân làm đúng thì thưởng 5% vật tư tức 1 tấn sắt (quy đổi ra tiền tương đương 26tr). Bình quân công nhân dc thưởng 26.000đ/ giường sắt xếp Con Dơi do mình sản xuất ra.

Xem thêm: 5 hình thức trả lương phổ biến

5 1 vote
Đánh giá bài viết
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments