Khởi nghiệp non-tech là gì, hướng đi nào cho sinh viên không học ngành công nghệ

0
4136
khoi-nghiep-non-tech-la-gi
khoi-nghiep-non-tech-la-gi

Một vài khái niệm về khởi nghiệp/ start up:

Khởi nghiệp là gì: khởi nghiệp hiểu đơn giản là khởi đầu 1 sự nghiệp mới, có thể là mở 1 doanh nghiệp, hoặc bắt đầu tự kinh doanh cho riêng mình. Ví dụ như mở 1 quán café, một tiệm bán văn phẩm phẩm.

Start-up là gì: cũng có thể hiểu nôm na là khởi nghiệp, nhưng là 1 dạng khởi nghiệp đột phá, start là bắt đầu, up là bật lên luôn, thường phù hợp với các ngàng công nghệ, có khả năng scale up, nhân rộng nhiều trong thời gian ngắn. Ví dụ như Grab, Momo, chuỗi Thế Giới Di Động…

Khởi nghiệp non-tech là gì: tức là khởi nghiệp có sản phẩm / dịch vụ không liên quan đến công nghệ – technology. Như chúng ta đây, sinh viên khoa Xuất Bản, khởi nghiệp bằng cách mở công ty in ấn, hoặc khởi nghiệp bằng cách mở 1 nhà sách chẳng hạn…

Xu hướng người dùng hiện nay:

Theo thống kê của hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, năm 2018 Việt Nam có hơn 60 triệu người dùng internet, 80% người dùng tìm kiếm trên các thiết bị mobi, trong đó 25% tham gia thương mại điện tử. Ngoài ra có hơn 40 triệu tài khoản ngân hàng, rất thuận tiện cho thanh toán online, hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam, vì vậy đây là ĐÒN BẨY để sinh viên ngành Văn Hóa có thể khởi nghiệp thành công những ngành mình đang theo học.

5 bí quyết giúp sinh viên không học công nghệ khởi nghiệp thành công

Khởi nghiệp sáng tạo: Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 do T.Ư Đoàn tổ chức ngày 29.11.2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu: khởi nghiệp sáng tạo là động lực đột phá trong các mô hình tăng trưởng. Vậy khởi nghiệp sáng tạo khác khởi nghiệp thông thường là gì, đó chính là nằm ở việc cho ra những giá trị mới đáp ứng nhu cầu xã hội, giải quyết vấn đề cấp bách của người dùng, ví dụ, bạn muốn khởi nghiệp 1 quán phở, nếu đã có 1 quán phở truyền thống khác trong khu phố của bạn, bạn muốn thu hút thêm khách từ quán phở đối thủ với khách ở các khu phố khác, buộc bạn phải gắn máy lạnh để giảm bụi, đảm bảo nguồn vật liệu có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, rồi tiếp đó bạn nhận ship tận nhà, làm phiếu đánh giá chất lượng món, sau đó cải tiến cho phù hợp… những việc như nói ở trên mà đối thủ không làm tức là bạn đã sáng tạo rồi đó. Có 1 ví dụ thú vị về việc nên khởi nghiệp sáng tạo đó là doanh số hãng Apple 2018 chỉ chiếm chưa đến 20% thị phần smart phone toàn cầu nhưng chiếm đến 80% lợi nhuận toàn ngành, điều đó nói lên rằng, bạn tạo ra giá trị mới thì dễ thành công hơn là copy nguyên mẫu.

Xác định điểm mạnh: Bạn nên tìm 1 thị trường ngách và nhanh chóng xây dưng thương hiệu trong thị trường này, Ví dụ nội thất Tứ Hưng không thể đứng đầu toàn ngàng nội thất trong thời gian khởi nghiệp được vì có quá nhiều đối thủ và nó bao gồm quá nhiều dòng sản phẩm, tuy nhiên công ty này chỉ chọn duy nhất sản phẩm giường sắt để tập trung kinh doanh và nhanh chóng lọt vào tóp 10 thương hiệu về giường sắt, giường sắt 2 tầng. Tiếp đó bạn cần xác định điểm mạnh bản thân về chuyên môn (về kĩ năng, kiến thức), điểm mạnh mềm về mối quan hệ, đối nhân xử thế, nếu xét thấy chưa tốt thì cần cải tiện học hỏi và tuyển người giỏi lấp chổ khuyết đó cho mình.

Đòn bẩy công nghệ, bạn không thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nào là iot, AI, big data để tiếp cận người dùng, ngày nay “growth hacking” thay dần cho khái niệm marketing, tức là làm như thế nào để đạt mục tiêu về doanh số về người dùng nhanh nhất trong thời gian ngắn (không bị giới hạn về cách làm) với ngân sách ít nhất (vì khởi nghiệp chắc chắn là ít vốn rồi). Điều này buộc bạn phải sáng tạo, phải biết dùng mạng xã hội như you tube, facebook, zalo để truyền tải thông điệp bán hàng, dùng big data để tiếp cận số lượng người dùng lớn, ứng dụng AI vào việc lập trình chat bot – nhân viên ảo, để giảm nhân viên vật lý, dẫn đến giảm chi phí nhân sự và tăng hiệu quả trong công việc giúp bạn cạnh tranh tốt hơn.

Có 1 kế hoạch cụ thể rõ ràng: theo mô hình Canvas bạn cần trả lời được 9 câu hỏi: 1. Bạn giải quyết vấn đề đó cho ai? (tức phân khúc khách hàng). 2. Bạn làm được gì? (tức cung cấp được giá trị gì cho khách hàng). 3. Bạn tiếp cận họ như thế nào (tức là cách marketing). 4. Bạn cung cấp như thế nào (tức kênh bán hàng). 5. Bạn thu được bao nhiêu tiền? (tức cách bạn định giá bán, và dự kiến số lượng). 6. Bạn làm như thế nào? (tức kế hoạt hành động của bạn). 7. Bạn cần gì để đạt mục tiêu? (nguồn lực chính của bạn). 8. Ai sẽ giúp bạn? (các partner, co-fouder). 9.  Chi phí bạn bao nhiêu? (bạn phải có bảng phân tích tài chính, bảng dự trù chi phí)… Nếu khởi nghiệp bạn có thể làm được kế hoặc theo mô hình Canvas chắc chắn bạn đã thành công 50% rồi, vì không lập kế hoạch trong kinh doanh là bạn đã lập sẵn cho mình 1 kế hoạch phá sản…

Nên tìm metor: Cuối cùng, trong quá trình khởi nghiệp bạn nên tìm cho mình 1 mentor, nên lưu ý họ là người trong nghề thì càng tốt, họ sẽ hướng dẫn bạn làm đúng, sống đúng. Và thông qua sự hướng dẫn giúp đỡ, từ kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống của họ, sẽ giúp mình rút ngắn con đường thành công, trách gặp những sai lầm không đáng có trong lúc khởi nghiệp.

Chúc bạn thành công!

Đỗ Thanh Tịnh

Giám Đốc Công Ty Nội Thất Tứ Hưng

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments