Vốn lưu động là gì? Vai trò tiền mặt quan trọng thế nào trong nguồn vốn này?

0
1151
Ty Le Von Luu Dong
Ty Le Von Luu Dong

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là gì? Là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có, phục vụ cho các hoạt động diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp.

Ví dụ như: Tiền mua nguyên liệu, tiền trả lương cho nhân viên, thanh toán các khoản nợ ngân hàng đến hạn, tiền quảng cáo, tiền thuê mặt bằng…

Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao đến đâu, nhưng nếu không đáp ứng đủ vốn lưu động cũng sẽ khiến việc kinh doanh bị gián đoạn.

Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới phá sản.

Công thức tính vốn lưu động như thế nào:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (1)

(Nếu tài sản ngắn hạn ít hơn nợ ngắn hạn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn lưu động hay nói cách khác là thâm hụt vốn lưu động)

 Tài sản ngắn hạn & cách tính:

Tài sản ngắn hạn chính là tài sản mà công ty có thể sử dụng để chuyển đổi thành tiền mặt trong thời hạn 1 năm hoặc ít hơn. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt (các khoản phải thu, tồn kho, tiền mặt và các khoản tương đương tiền).

Công thức tính tài sản ngắn hạn:

TSNH = Tiền mặt + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + TSNH hạn khác

Tài sản ngắn hạn thường sẽ được kê khai trong bảng cân đối kế toán của công ty. Trong đó có chi tiết các tài sản ngắn hạn và tổng tài sản ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn & cách tính:

Nợ ngắn hạn chính là các khoản cần phải thanh toán trong thời hạn 1 năm hoặc sớm hơn. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn phải trả.

Công thức tính nợ ngắn hạn:

NNH = Nợ phải trả + Nợ dồn tích + Vay ngắn hạn + Các khoản vay ngắn hạn khác.

Thường trong bảng cân đối kế toán cũng sẽ kê khai các khoản trong nợ ngắn hạn và cuối cùng là tổng nợ ngắn hạn.

Sau khi đã có tổng tài sản ngắn hạn và tổng nợ ngắn hạn, ta sử dụng công thức (1) để tính vốn lưu động.

Vốn lưu động bao nhiêu là đủ?

Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/nợ phải trả ngắn hạn

  • Nếu tỷ lệ vốn lưu động < 1

Lúc này tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn.

Doanh nghiệp có khả năng phá sản cao khi không đủ khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn.

  • 1 < Tỷ lệ vốn lưu động < 2.0

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn.

Từ đó cho thấy sức khỏe tài chính của doanh nghiệp tương đối ổn định, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

  • Tỷ lệ vốn lưu động > 2.0

Hay tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn 2 lần nợ phải trả.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải có lợi thế cạnh tranh nhất định, dòng tiền kinh doanh khỏe mạnh và rất ít nợ vay.

Tùy vào ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động, thông thường tỷ lệ vốn lưu động lớn hơn 1.0 là có thể chấp nhận được.

5 điều lưu tâm khi bắt đầu khởi nghiệp giai đoạn “bình thường mới”

Vai trò tiền mặt quan trọng thế nào trong nguồn vốn lưu động?

Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao đến đâu, nhưng nếu không đáp ứng đủ vốn lưu động cũng sẽ khiến việc kinh doanh bị gián đoạn. Thậm chí có thể dẫn tới phá sản.

Đặt biệt vai trò tiền mặt trong tổng vốn lưu động. Tiền mặt giúp doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ tới hạn. Duy trì thanh khoản để triển khai trơn tru trong điều kiện các tài sản ngắn hạn khác chưa thể chuyển thành tiền mặt.

Tóm lại: Sức mạnh của doanh nghiệp không nằm ở doanh thu, lợi nhuận mà nằm ở dòng tiền. Dòng tiền dương kết hợp với tỷ lệ vốn lưu động >=2 sẽ giúp doanh nghiệp tao được lợi thuế cạnh tranh nhất định trên thị trường.

Doanh nghiệp khởi nghiệp cần chuẩn bị bao nhiêu tiền làm vốn lưu động?

Nguồn vốn vận hành doanh nghiệp

Nguồn này đảm bảo chi trả hoạt động doanh nghiệp tối thiểu 6 tháng.

Ví dụ: dn khởi nghiệp tổng chi phí bình quân 1 tháng 60tr thì vốn vận hành tương đương tối thiểu 360tr.

Nguồn vốn kinh doanh

Nguồn này theo cá nhân tôi bạn cần chuẩn bị ít nhất theo định mức từ 50- 70%/ tổng doanh thu dự kiến.

Ví dụ: bạn dự kiến bán tháng 500tr, bạn cần nhập hàng trị giá tương đương 70% giá vốn khoản 350tr. Tất nhiên tuỳ tỉ lệ vòng quay tồn kho của bạn nếu bạn quay được 1 tháng / lần thì cần số tiền trên.

Còn nếu bạn quay được 2 lần thì số tiền giảm còn 175tr.

Trường hợp kinh doanh không tốt, bạn chỉ quay được ½ vòng thì số tồn kho có thể tương đương 140% doanh số, số tiền vượt này bạn có thể đàm phán thanh toán chậm, nhưng lưu ý phải luôn để mắt đến lượng tồn kho chứ không bạn sẽ có tỉ lệ vốn lưu động <1 thì căng đấy. (Chu kì quay vòng tồn khi tuỳ sp bạn chọn, có thể là tháng / quý / năm).

Ngoài vốn lưu động khi thành lập DN bạn còn những nguồn vốn nào?

 Vốn đầu tư ban đầu

Như thuê/ mua nhà máy / MB kinh doanh, máy móc, bản quyền sáng chế… Nguồn này tuỳ nhu cầu ngành nghề mà bạn KD, nên bạn cần tính toán trước tất cả để công việc kinh doanh diễn ra suông sẻ.

Vốn dự phòng

Đây là khoản không thể thiếu để có tiền chi trả những lúc bất trắc, như đại dịch Covid-19 vừa rồi, DN bạn ngừng hoạt động hơn 1 năm thì nguồn vốn cho vận hành đã cạn trong khi doanh số không có, nếu có quỹ dự phòng bạn có thể tạm ứng để duy trì DN vượt qua khó khăn.

Hoặc như khi bạn nhập hàng về bán, nhưng bán chậm, bạn phải “ôm” hàng tồn kho quá nhiều, điều này dẫn đến vốn hoạt động kinh doanh của bạn giảm xuống, có quỹ dự phòng sẽ hổ trợ thanh khoản ngay khi bạn gặp sự cố này. Thường quỹ dự phòng chiếm 20% tổng quỹ hoạt động doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Làm sao để tạo đươc dòng tiền mặt dương cho doanh nghiệp trong giai đoạn khủng?

ĐỖ THANH TỊNH tổng hợp và biên soạn từ internet

5 1 vote
Đánh giá bài viết
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments