10 kênh tiếp thị bán hàng nông sản hiệu quả

0
1368
Kenh Tiep Thi Ban Hang Nong San
10 kênh tiếp thị bán hàng nông sản hiệu quả

Vì sao nên phát triển nhiều kênh tiếp thị bán hàng nông sản?

Nông sản vốn có đặt tính khó bảo quản lâu, lại thu hoạch số lượng lớn trong thời gian ngắn dễ dẫn đến việc “được mùa mất giá”, nhiều khi đổ bỏ. Việc kinh doanh truyền thống của bà con nông dân quá phụ thuộc vào thương lái dẫn đến “bị động đầu ra”. Do đó, đa dạng kênh tiếp thị bán hàng nông sản sẽ giúp bà con nông dân làm nông nghiệp hiệu quả hơn.

Dưới đây add xin giới thiệu 10 kênh tiếp thị bán hàng phổ biến dễ làm

1- Kênh GT:

GT viết tắt của thuật ngũ General Trade, đây là phương pháp phân phối hàng hóa theo một hệ thống truyền thống nhiều cấp. Với hệ thống theo cấp bậc từ nhà phân phối đến đại lý bán sỉ, đại lý bán lẻ tới các chợ đầu mối, chợ truyền thống, cửa hàng nhỏ lẻ và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng.

2- Kênh hội chợ triển lãm:

Tham gia trưng bày gian hàng trong các hội chợ triển nông sản, đặc sản giúp quản bá sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng.

3- Kênh Horeca:

Horeca là từ viết tắt âm tiết được ghép nối từ các từ Hotel – Restaurant – Catering/Café. Thuật ngữ này dùng để chỉ những đơn vị doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm, đồ uống cho các khách sạn, nhà hàng hoặc các dịch vụ ăn uống liên quan khác.

4- Kênh KA:

KA: Key Account, là kênh bán hàng để người mua hàng tiếp cận được sản phẩm và dịch vụ của công ty và là nơi để chăm sóc, phục vụ khách hàng, quảng bá hình ảnh sản phẩm và dịch vụ như các quầy, kios trưng bày trong điểm du lịch, bệnh viện, trường học…

5- Kênh MT:

MT được viết tắt của Modern Trade đây là kênh phân phối bán hàng hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi…

6- Kênh bán hàng Online:

Hiện nay kênh thương mại trực tuyến như facebook, web, zalo, youtube là kênh tiếp thị bán hàng nông sản khá hiệu quả để tiếp cận hàng triệu người trong 1 thời gian ngắn, trong khu vực nhất định….

7- Mở điểm bán riêng:

Mở 1 cửa hàng / hoặc 1 điểm bán nhỏ giới thiệu sản phẩm, làm nơi “đối chứng” để khách hàng tìm hiểu “cầm tận tay, thấy tận mắt” cũng giúp bà con nông dân chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Giúp giảm các chi phí trung gian, từ đó bán giá hợp lý cũng như khuyến mãi thêm cho khách hàng…

8- Kênh KOLs:

– KOL hay còn gọi là “người có ảnh hưởng”, là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ. Ví dụ trong lĩnh vực ẩm thực, KOL sẽ là các đầu bếp nổi tiếng, chuyên gia nghiên cứu về ẩm thực. Thông qua các KOLs bà con có thêm 1 kênh tiếp thị bán hàng nông sản hiệu quả.

9- Kênh cộng tác viên:

Bà con nông dân phối hợp với các tổ chức như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân để nhờ họ hổ trợ tiêu thụ sản phẩm, hoa hồng tùy thuộc 2 bên thương lượng …

10- Kênh bán chéo:

Bà con nông dân tham gia thêm các hội nhóm bán hàng để giới thiệu sản và bán chéo sản phẩm cho nhau cũng như nắm được mặt bằng giá chung để đàm phán với thương lái để không bị ép giá… Tìm hiểu BÁN CHÉO LÀ GÌ?

Cảm ơn các bạn xem bài!

5 1 vote
Đánh giá bài viết
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments